Đại sứ quán Australia
Việt Nam

Lĩnh vực nghiên cứu

          Cho bò ăn. Ảnh: ACIAR Việt Nam.

Lĩnh vực 1: An toàn vệ sinh thực phẩm

Hợp tác tác nghiên cứu trong lĩnh vực này dự kiến sẽ được xây dựng dựa trên các dự án trước đó với trọng tâm về an toàn thực phẩm, đặc biệt là về chuỗi cung ứng thịt lợn ở miền Bắc Việt Nam, sản xuất rau (chủ yếu ở miền Bắc Việt Nam) và nâng cao chất lượng sản phẩm thủy sản.

Các nghiên cứu trong tương lai có thể bao gồm:

(i) Phương pháp kiểm soát sinh học đối với sâu bệnh trong trồng trọt.

(ii) Đánh giá rủi ro về an toàn thực phẩm và phát triển chuỗi cung ứng thịt sạch và an toàn. Phát triển chuỗi giá trị đồng bộ, an toàn, bền vững ngành thủy sản.

(iii) Cải thiện các quy định về sử dụng hóa chất trong sản xuất rau và quản lý chuỗi cung ứng.

(iv) Cải thiện an toàn sinh học, bao gồm chẩn đoán và kiểm soát bệnh trên động vật, đặc biệt là các bệnh lây truyền giữa người và động vật (zoonoses) và hiện tượng kháng kháng sinh.

(v) Phân tích các can thiệp chính sách và các khả năng cải cách quy định.

 

Lĩnh vực 2: Biến đổi khí hậu

Các vấn đề cụ thể có thể nghiên cứu trong lĩnh vực này bao gồm:

(i) Chọn, tạo giống có khả năng thích nghi với các bất lợi về sinh học và phi sinh học, bao gồm giống chịu mặn (ví dụ lúa gạo), giống chống chịu hạn và nhiệt độ cao (trong đó có cây ăn quả), giống cây rừng có khả năng chống chịu khô hạn tại vùng Duyên hải miền Trung.

(ii) Phân tích chính sách và kinh tế về cơ hội cho việc chuyển đổi cây trồng và hệ thống sản xuất tại các vùng bị ảnh hưởng bởi nước biển dâng và xâm nhập mặn.

(iii) Phát triển công nghệ sản xuất “các bon thấp” giảm phát thải khí nhà kính. Khai thác tối đa và hiệu quả chất thải từ trồng trọt, chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản.

(iv) Phân tích tính kinh tế của việc thay đổi sử dụng đất, việc áp dụng các giống, biện pháp quản lý mới và các can thiệp chính sách có thể.

(v) Duy trì nguồn thức ăn chăn nuôi, nhất là trong mùa đông ở vùng núi phía Bắc, mùa khô ở Tây Nguyên và phía Nam.

 

Lĩnh vực 3: Độ phì nhiêu của đất và hiệu quả các hệ thống trồng trọt – chăn nuôi

Hợp tác nghiên cứu trong lĩnh vực này sẽ tập trung vào nâng cao chất lượng đất, phát triển các biện pháp kiểm soát sinh học và quản lý tổng hợp sâu bệnh hại để giảm chi phí sản xuất và giảm tổn thất sau thu hoạch. Nghiên cứu cũng có thể tập trung vào phát triển bền vững các hệ thống trồng trọt kết hợp chăn nuôi quy mô nông hộ nhỏ, tập trung vào chăn nuôi bò, dê và lợn.

Các nghiên cứu cụ thể trong lĩnh vực này bao gồm:

(i) Nâng cao kỹ năng phân tích về thiếu hụt dinh dưỡng trong rau và quả, và phát triển các giải pháp thích hợp cho vấn đề đó.

(ii) Cải thiện chất lượng và giá trị của quả ôn đới.

(iii) Cải thiện chất lượng và số lượng rau an toàn để phục vụ nhu cầu ngày càng tăng ở các tỉnh (nhờ đó sức khỏe và dinh dưỡng cũng tăng) và cung cấp cho những thị trường lớn như Hà Nội và TP HCM.

(iv) Nâng cao tính bền vững cho các hệ thống cây trồng trên đất dốc (bao gồm cây thức ăn chăn nuôi và chuyển đổi sang cây lâu năm cho nếu có thể).

(v) Nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên và khả năng sinh lợi từ chăn nuôi trong các hệ thống trồng trọt kết hợp chăn nuôi ở khu vực miền núi.

(vi) Nâng cao dinh dưỡng và quản lý cây trồng cho các cây ngoài lúa ở đồng bằng sông Cửu Long.

(vii) Chẩn đoán và kiểm soát các bệnh có nguồn gốc từ đất, và giảm sử dụng chất hóa học trong các hệ thống thâm canh ở Tây Nguyên (hồ tiêu, cà phê).

(viii) Tăng giá trị chất thải từ trồng trọt và chăn nuôi, thông qua việc sử dụng hiệu quả chất thải làm phân bón và chất điều hoà đất.

(ix) Phát triển quy mô thương mại cho cây dược liệu và lâm sản ngoài gỗ.

(x) Nâng cao trữ lượng và tính bền vững của tài nguyên nước ngầm ở các vùng sản xuất thâm canh.

(xi) Phát triển các công nghệ tưới sử dụng nước tiết kiệm gắn với nông nghiệp thông minh để giảm chi phí sản xuất, giảm ô nhiễm do hóa chất phân bón, thuốc bảo vệ thực vật.

(xii) Sản xuất nông nghiệp hữu cơ, sản xuất các chế phẩm phân bón hữu cơ vi sinh, phân bón nano.

 

Lĩnh vực 4: Liên kết thị trường

Hợp tác nghiên cứu trong lĩnh vực này sẽ thúc đẩy sự phát triển của các doanh nghiệp nông nghiệp tổng thể. Các nghiên cứu sẽ cung cấp hiểu biết về các chuỗi cung ứng toàn cầu và cách thức để các nhà sản xuất có thể đáp ứng tiêu chuẩn và yêu cầu của các thị trường có giá trị cao mà không tốn quá nhiều chi phí. Điều này đòi hỏi phải cải thiện sức khoẻ động vật và cây trồng, nâng cao khả năng truy xuất nguồn gốc và tăng cường kiểm soát chất lượng để đáp ứng các yêu cầu vệ sinh và kiểm dịch của khu vực và quốc tế. Ngoài ra, cần hiểu rõ hơn về tác động từ việc thay đổi thể chế quản lý, cũng như các chính sách mới, cả vĩ mô và vi mô.

Các vấn đề cụ thể có thể nghiên cứu trong lĩnh vực này bao gồm:

(i) Vai trò và cấu trúc của cáctổ chức/hiệp hội sản xuất. Hỗ trợ các tổ chức/hiệp hội tiếp cận công nghệ, tài chính, đầu vào và thị trường.

(ii) Thông qua nghiên cứu để xác định hiệu quả và trở ngại đối với quá trình cải thiện chuỗi giá trị, tìm hiểu các chính sách khuyến khích đầu tư. Từ đó giúp cải thiện chuỗi giá trị nông sản, thực phẩm. Tổ chức thí điểm một số chuỗi giá trị có kết nối với chuỗi giá trị toàn cầu, nghiên cứu nhằm tiến đến áp dụng và đồng bộ hóa hệ thống tiêu chuẩn của Việt Nam với thị trường thế giới.

(iii) Nghiên cứu chính sách để hỗ trợ tái cơ cấu ngành nông nghiệp. Nghiên cứu phân tích các yếu tố sản xuất (ví dụ như đất đai, nước tưới và lao động, yếu tố sản xuất vốn và công nghệ).

(iv) Phân tích thị trường khu vực cho một số mặt hàng cụ thể có lợi thế của Việt Nam, bắt đầu từ thịt bò và sắn, rau quả, cà phê và thịt lợn.

 

Lĩnh vực 5: Lâm nghiệp

Các vấn đề cụ thể có thể được nghiên cứu trong lĩnh vực này bao gồm:

(i) Phát triển bền vững rừng trồng, chất lượng rừng và gia tăng giá trị từ chế biến gỗ.

(ii) Quản lý, phục hồi rừng theo cách bền vững và kinh tế.

(iii) Phát triển bền vững các sản phẩm lâm nghiệp ngoài gỗ.

(iv) Thúc đẩy tiếp thị cho sản phẩm lâm sản, nhằm tối đa hoá việc sử dụng các sản phẩm giá trị cao.

(v) Các hệ thống nông lâm kết hợp bền vững trên đất dốc.

 

Lĩnh vực 6: Nuôi trồng thủy sản

Các vấn đề cụ thể có thể được nghiên cứu trong lĩnh vực này bao gồm:

(i) Phát triển công nghệ di truyền và giống, với một số hệ thống tiềm năng chủ đạo gồm tôm (tôm sú monodon, tôm thẻ chân trắng vannamei và tôm càng xanh), tôm hùm, cá biển (đặc biệt là cá chim, cá mú), nhuyễn thể hai mảnh vỏ, bào ngư, hải sâm, rong biển.

(ii) Phát triển công nghệnuôi thương phẩm bền vững quy mô nhỏ với chi phí đầu tư thấp. Một số hệ thống tiềm năng chủ đạo gồm rong biển, trai ngọc và hải sâm.

(iii) Quyền sử dụng và đồng quản lý nguồn nước.

(iv) Nâng cao năng lực trong chẩn đoán và đối phó với dịch bệnh.

(v) Giám sát, đánh giá và cải thiện quản lý môi trường trong các khu vực nuôi trồng thủy sản thâm canh.

(vi) Phát triển loại thức ăn nuôi trồng mới và tiết kiệm chi phí.