|
Trần Thị Lan AnhTổng Giám đốc Văn phòng Giới sử dụng lao động kiêm Phó Tổng Thư ký Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI)
“Những chương trình của Úc kết hợp với VCCI luôn mang lại giá trị thực chất và đẩy mạnh hiệu quả hỗ trợ của VCCI cho doanh nghiệp.” |
Là người phụ nữ ở vị trí cao nhất của VCCI, chị Lan Anh đã làm việc nhiều về tạo thuận lợi thương mại và kinh doanh, đặc biệt là phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ từ năm 1997. Chị cũng đã dành nhiều năm quản lý các dự án hợp tác kỹ thuật của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) để hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp, đặc biệt là trong vấn đề lao động.
Năm 2008, chị Lan Anh nhận bằng thạc sĩ xuất sắc ngành Thực hành Phát triển tại Đại học Queensland theo học bổng của Chính phủ Úc. Khi đó ở Việt Nam không có ngành học về phát triển. , Chị Lan Anh đã đăng ký học ngành này vì tại VCCI chị thường làm việc liên quan đến các vấn đề phụ nữ, người khuyết tật, về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệ.p . Ngoại ngữ, cũng như kiến thức, kinh nghiệm học được ở Úc đã tạo hành trang vững chắc cho chị Lan Anh phát triển nghề nghiệp và sau này trở thành người phụ trách lĩnh vực quan hệ quốc tế của VCCI, rồi Tổng thư ký VCCI.
Trở về Việt Nam, bằng những kiến thức và kĩ năng học tập được ở Úc, chị Lan Anh đã có những sáng kiến về cách làm mới để cộng đồng doanh nghiệp đóng góp ý kiến cho Bộ Luật Lao động sửa đổi năm 2010. Cách làm mới của VCCI đã được các nước đánh giá cao.
Tiểu biểu là chương trình của Aus4skills hỗ trợ VCCI kết nối giữa các doanh nghiệp ngành logistics và các trường nghề để thành lập nên Hội đồng tư vấn kỹ năng nghề ngành logistic, một mô hình chưa từng có ở Việt Nam. Được các doanh nghiệp dẫn dắt, Hội đồng này giúp đưa ra những dự báo nhu cầu về kỹ năng nghề, và cập nhật chương trình đào tạo để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ngành logistics.
“Thực tế Việt Nam muốn kết nối giữa ngành công nghiệp với cơ sở đào tạo nhưng để các bên tham gia là rất khó” - chị Lan Anh cho biết. “Chương trình của Úc đã truyền lửa được cho các doanh nghiệp”
Một dự án hợp tác nữa giữa Đại sứ quán Úc với VCCI mà chị Lan Anh đánh giá cao là chương trình Investing in Women, trao quyền cho phụ nữ phát triển kinh tế, trong đó có một số hoạt động thông qua VCCI nhằm thúc đẩy sự tham gia của nữ chủ doanh nghiệp vào các hoạt động cộng đồng. “Doanh nghiệp làm từ thiện và tài trợ nhiều, nhưng để họ tham gia vào hoạt động xã hội, không chỉ đóng góp bằng tiền mà bằng kiến thức, kỹ năng, mạng lưới - đó mới là ý nghĩa lớn hơn rất nhiều” - chị Lan Anh nói.
Chị Lan Anh cho rằngvới tư cách là hai quốc gia có mối quan hệ đối tác chiến lược và hướng tới đối tác chiến lược toàn diện,Úc và Việt Nam chắc chắn sẽ có sự phát triển mạnh mẽ về hợp tác kinh tế. “VCCI có vai trò không nhỏ trong hợp tác kinh tế. Các lãnh đạo VCCI đã có thời gian học tập và làm việc tại Úc sẽ đẩy mạnh hơn nữa, thiết kế các chương trình để làm nổi bật thế mạnh của Úc như công nghệ, nông nghiệp, giáo dục, đào tạo nguồn nhân lực… để hỗ trợ cho doanh nghiệp”.