Lê Thu HườngChuyên gia Quan hệ quốc tế, Cố vấn chính sáchPhó Giám đốc Chương trình Châu Á, Tổ chức Khủng hoảng Quốc tế
“Hai bên đều có sự nhiệt tình mới, mở ra một chương mới nơi hai quốc gia thực sự có thể cùng nhau làm được nhiều việc hơn. Có sự nhiệt tình cũng như khao khát nhất định để mang lại nhiều hơn cho mối quan hệ.” |
Tiến sĩ Lê Thu Hường sinh ra tại Việt Nam thời hậu chiến, sau đó chuyển đến châu Âu cùng gia đình và lấy bằng thạc sĩ về Quốc tế học tại Đại học Jagiellonian (Ba Lan). Cô có bằng tiến sĩ tại Đại học Quốc lập Chính trị (Đài Loan), và thông thạo năm thứ tiếng. Bị cuốn hút bởi quan hệ quốc tế, cô nhận thấy tác động của chính trị toàn cầu trong cuộc sống thường ngày. “Tôi đã nhận thấy rõ ràng hành trình của Việt Nam từ một quốc gia rất biệt lập trở nên năng động và hội nhập không chỉ với các vấn đề khu vực mà cả toàn cầu,” cô chia sẻ.
Tiến sĩ Lê Thu Hường sinh ra tại Việt Nam thời hậu chiến, sau đó chuyển đến châu Âu cùng gia đình và lấy bằng thạc sĩ về Quốc tế học tại Đại học Jagiellonian (Ba Lan). Cô có bằng tiến sĩ tại Đại học Quốc lập Chính trị (Đài Loan), và thông thạo năm thứ tiếng. Bị cuốn hút bởi quan hệ quốc tế, cô nhận thấy tác động của chính trị toàn cầu trong cuộc sống thường ngày. “Tôi đã nhận thấy rõ ràng hành trình của Việt Nam từ một quốc gia rất biệt lập trở nên năng động và hội nhập không chỉ với các vấn đề khu vực mà cả toàn cầu,” cô chia sẻ.
Trong các cuộc thảo luận về mối quan hệ giữa Việt Nam và Australia, cô nhấn mạnh rằng tình hữu nghị bền chặt giữa nhân dân hai nước, cũng như giữa những người ra quyết định và nhà hoạch định chính sách “đã tạo điều kiện cho việc đào sâu và nâng cấp quan hệ song phương”. Sự hiện diện của cựu học sinh Việt Nam từng học tập tại Australia và người gốc Việt tại Australia đã củng cố sự kết nối giữa hai xã hội.
“Từ góc độ địa chính trị, có vẻ như Australia và Việt Nam đã tìm thấy nhau, đặc biệt là trong bối cảnh động lực địa chính trị thay đổi. Australia chắc chắn quan tâm đến việc hợp tác đa dạng hơn với Việt Nam, từ thương mại đến đối thoại chính trị, an ninh, v.v… Tương tự, Việt Nam cũng vậy.”
Cô nhận thấy vô số cơ hội hợp tác, đặc biệt trong các lĩnh vực như năng lượng tái tạo, khoáng sản chủ chốt, cơ sở hạ tầng, an ninh mạng, và giáo dục. “Mối quan hệ rất tốt và đang trên đà phát triển tích cực. Nhưng thậm chí vẫn còn có nhiều cơ hội hơn nữa để làm sâu sắc và củng cố mối quan hệ này.”
Nhìn về phía trước, Tiến sĩ Lê Thu Hường hình dung về mối quan hệ hợp tác lâu dài. “Việt Nam và Australia không chỉ là bạn mà còn là đối tác,” cô nhận định. Trong các lĩnh vực như an ninh mạng, số hóa, thương mại điện tử, năng lượng tái tạo, cơ sở hạ tầng chủ chốt, và ngay cả giáo dục, cô nhận thấy mối quan hệ này đang phát triển thành mối quan hệ đối tác thực sự, trong đó cả hai quốc gia đều có “điều gì đó để cung cấp”. “Và đó là cách bền vững nhất để đảm bảo mối quan hệ của chúng tôi,” cô chia sẻ.
Tuy nhiên, Tiến sĩ Lê Thu Hường cũng thừa nhận rằng căng thẳng địa chính trị sẽ đặt ra những thách thức cho quan hệ song phương. Những lựa chọn và quyết định được đưa ra bởi hai bên có thể ảnh hưởng tới chính sách an ninh và đối ngoại, tiềm ẩn nguy cơ gây ra sự xung đột quan điểm giữa họ. Dẫu vậy, Tiến sĩ Lê Thu Hường tin rằng mức độ đồng quan điểm giữa Australia và Việt Nam, cùng với lợi ích và nguyện vọng của hai nước, có thể vượt qua những thách thức tiềm tàng và duy trì quỹ đạo phát triển tích cực trong mối quan hệ song phương.