Đại sứ quán Australia
Việt Nam

Jason Condon - Nhà nghiên cứu và học thuật về Đất

 

Jason Condon

Nhà nghiên cứu và học thuật Địa chất, Charles Sturt University

 

“Tôi mãi mãi biết ơn – nhờ điều đó, tôi đã trở thành một nhà nghiên cứu giỏi hơn, một người lãnh đạo dự án tốt hơn, cũng như hỗ trợ tốt hơn cho nhân viên.” 

 

 

Nhà nghiên cứu khoa học địa chất Jason Condon đã rất ấn tượng với Việt Nam trong chuyến du lịch ở đây vào năm 2000, đến nỗi vào năm 2006, khi được trao cơ hội đi nghỉ phép 6 tháng ở nước ngoài, Việt Nam là lựa chọn hàng đầu của ông.

Ý nghĩ đầu tiên của anh là tìm đến tác giả người Việt Nam có bài báo khoa học có chủ đề tương tự với luận án tiến sĩ của mình. Tác giả làm việc tại Đại học Cần Thơ (CTU) ở Đồng bằng sông Cửu Long và hoan nghênh ý tưởng này, đồng thời cung cấp chỗ ở tại trường đại học và cơ hội cho vợ của Jason – một nhà phân tích không gian hệ thống thông tin địa lý (GIS) – làm việc tại trường đại học trong thời gian ở Việt Nam. Jason vẫn tiếp tục làm việc với chính những người bạn năm xưa tại Đại học Cần Thơ cho đến ngày nay, là những “tình bạn tuyệt vời” mà anh đã có được. 

Jason lớn lên tại một trang trại ở Úc và giảng dạy tại Đại học Charles Sturt – một trường đại học trong khu vực – nên anh trân trọng và quan tâm đến nhu cầu của người nông dân, những người phải đối mặt với những vấn đề tương tự nhau ở cả Úc và Việt Nam. Ông nói: “Công việc của chúng tôi phải có tác động. Nó không phải chỉ riêng cho mục đích khoa học. Đó là điều bạn có thể nói với người nông dân và họ quan tâm vì họ thấy được sự liên quan của nó.” 

Công việc của anh với ACIAR đã nâng cao hơn nữa hiểu biết của anh về nghiên cứu phát triển và anh rất vui khi được làm việc trong các dự án do ACIAR tài trợ ở Đồng bằng sông Cửu Long từ năm 2010 – cũng với CTU – bắt đầu bằng dự án tôm lúa. 

Jason hào hứng về tác động to lớn mà chương trình hợp tác giữa Đại học Charles Sturt, ACIAR và Đại học Cần Thơ mang lại, không chỉ đối với nông dân mà còn đối với cả nhóm. 

Nói về nhóm, Jason giải thích rằng sau kỳ nghỉ phép, anh sẽ đưa các nhóm 20 sinh viên đại học từ CSU đến tham gia các chuyến tham quan học tập về nông nghiệp ở Đồng bằng sông Cửu Long. Một số sinh viên muốn có thêm kinh nghiệm ở Việt Nam nên anh bắt đầu chương trình đào tạo kỹ năng cho sinh viên danh dự ở Úc và gửi họ đến Cần Thơ để nghiên cứu thực địa. Các nhà nghiên cứu cũng đi từ CTU đến CSU, chẳng hạn như thông qua Quỹ Crawford https://www.crawfordfund.org/ (cũng do ACIAR hỗ trợ). 

“Tất cả mọi người, những sinh viên mà chúng tôi đã đưa đến đây, và những người Việt Nam đã đến CSU…Tôi thậm chí không biết làm thế nào bạn có thể định lượng được sức ảnh hưởng như thế này,” anh nói.  “Bạn có thể đếm số người, nhưng đối tượng mà bạn đang cân đo là con người – và công việc này là một trải nghiệm và làm phong phú thêm cho cuộc sống của họ. Tham gia chương trình là một điều tuyệt vời và cực kỳ bổ ích, vì bạn được hoạt động trong một không gian nơi bạn có thể trao cơ hội cho người khác.” 

Thành công còn nhờ vào đối tác tuyệt vời mà anh có ở Việt Nam – anh đã quen biết Tiến sĩ Khôi, trưởng dự án trong nước, kể từ năm 2006. “Tôi không cần phải nỗ lực để thúc đẩy một chương trình nghị sự vì chúng tôi có cùng những ưu tiên. Đó là một mối quan hệ tốt đẹp – chúng tôi là đối tác vì cùng có chung một lý do. Và bởi vì anh ấy như vậy nên cả nhóm đoàn kết và mọi người đều hiểu chúng tôi đang hướng tới điều gì.” 

Anh cũng lạc quan không kém về tác động đối với nông dân, không chỉ về mặt tài chính mà còn về tác động đối với cuộc sống và gia đình họ. Dự án hiện tại của anh với ACIAR là dự án FOCUS (Các lựa chọn của nông dân đối với cây trồng trong điều kiện nhiễm mặn), là một dự án nghiên cứu các vấn đề do biến đổi khí hậu gây ra. “Bạn đang làm việc với những người nông dân chịu mất mùa, điều mà 10 năm trước họ đã không gặp phải. Do đó, họ rất cần được nâng cao kỹ năng để có thể xác định và giải quyết vấn đề, cũng như đưa ra các lựa chọn thay thế để họ có được những vụ mùa sinh lời và tránh tình trạng nhiễm mặn và khô hạn. Một nông dân đã làm theo gợi ý của chúng tôi và hiện đã có những vụ mùa thu lời. Anh ấy rất vui mừng vì thế có nghĩa là anh không phải rời nông trường để đi kiếm việc làm, và nhờ đó anh được tiếp tục công việc và chăm sóc cháu của mình. Và đó chính là lý do tại sao bạn làm công việc này.” 

Nói thêm về tầm quan trọng của công việc của họ tại Việt Nam, Jason chia sẻ: “Nếu chúng tôi không ở đây, những người nông dân vẫn sẽ nghĩ ra thứ gì đó hiệu quả. Nhưng cái chúng tôi đang làm là nghiên cứu khoa học đằng sau một giải pháp, vì vậy nếu nó hiệu quả, chúng tôi hiểu tại sao nó lại hiệu quả. Và nếu bạn hiểu cách nó vận hành cũng như những rủi ro, bạn có thể bắt đầu chứng minh nó trong tương lai để đạt được kết quả bền vững. Làm nghiên cứu rất khó… nhưng những lựa chọn dễ dàng thì lại không mang lại kết quả xứng đáng.”

Trong thời gian tới, Jason hy vọng mối quan hệ sẽ tiếp tục phát triển và nhìn thấy cơ hội lớn cho các nhà khoa học từng làm việc ở ĐBSCL có thể đưa chuyên môn của mình đi nơi khác. Ông nói: “Mọi người cần những nhà nghiên cứu có thể giải quyết các vấn đề của tương lai.” 

Để kết luận, Jason đưa ra quan điểm cá nhân: “Tôi trở thành người lãnh đạo dự án và nghiên cứu tốt hơn nhờ những trải nghiệm của tôi ở đây. Tôi cảm thấy rất vinh dự.”