David WhiteheadChủ tịch và đồng sở hữu Tập đoàn MavinPhó Chủ tịch Phòng Thương mại Úc tại Hà NộiPhụ trách Nhóm Kinh doanh Nông nghiệp của Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam
“Chúng ta cần nhận thức được nhiều điều hơn là lợi nhuận đơn thuần. Đó là hoạt động kinh doanh bền vững. Đó là việc xem xét những gì chúng ta đang mang lại cho cộng đồng, và làm sao chúng ta có thể gắn kết với cộng đồng và được coi là một công dân tốt trên tư cách doanh nghiệp.” |
David Whitehead là Chủ tịch và đồng sở hữu một trong những doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam về nông nghiệp, đóng góp một phần cho tham vọng của Việt Nam trở thành quốc gia dẫn đầu khối ASEAN về trong lĩnh vực này.
Tập đoàn Mavin hiện nay có con số nhân sự lên tới 2500 người, cung cấp giải pháp toàn diện, ít ảnh hưởng tới môi trường và với giá thành phù hợp tới nông dân trên khắp Việt Nam nhằm sản xuất thực phẩm sạch và an toàn. Tập đoàn cũng giúp hướng dẫn, đào tạo và trợ giúp các hộ nông dân nhỏ thiết lập mô hình kinh doanh bền vững, phù hợp với nhu cầu và khả năng của họ.
Mavin được liệt vào danh sách 10 Doanh nghiệp Nông nghiệp hàng đầu Việt Nam và đã nhận được nhiều giải thưởng trong các năm qua.
Khởi điểm là một nhà máy cung cấp thức ăn chăn nuôi nhỏ, những thành tựu này không tự nhiên mà đến. David đã phải học hỏi, vượt qua rất nhiều trở ngại, trong đó có đại dịch Covid-19. Đã sống 20 năm ở Việt Nam, David John vẫn dành thời gian nói chuyện với nông dân và lãnh đạo địa phương ở các cấp khác nhau để hiểu về bản sắc văn hoá cũng như nhu cầu của họ, và để nâng niu mối quan hệ công việc, mà theo ông, là một trong những bài học quan trọng nhất khi làm kinh doanh ở Việt Nam.
Với một công ty lớn như Mavin, việc lên kế hoạch và tầm nhìn chiến lược là tối quan trọng. Là Phó Chủ tịch Phòng Thương Mại Úc (AusCham) ở Hà Nội và phụ trách nhóm Kinh doanh Nông nghiệp của Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam, ông thường xuyên trao đổi với chính phủ Úc và Việt Nam để có thêm thông tin. Hai mạng lưới này cũng hỗ trợ những nỗ lực xoá bỏ rào cản kinh doanh giữa hai quốc gia.
David tin rằng, sự bền vững, sáng tạo, sự chú trọng vào dịch vụ, đóng góp và sự bền bỉ là những yếu tố chính nói lên góc nhìn của ông về mối quan hệ giữa Úc và Việt Nam.
Ông cũng chia sẻ kinh nghiệm rằng, tuổi thọ của một doanh nghiệp phụ thuộc vào một số nguyên tắc. Nó không chỉ là việc làm ra lợi nhuận mà còn là nuôi dưỡng một doanh nghiệp có bộ máy bền vững, với những giá trị đóng góp cho cộng đồng, đồng thời giúp giải quyết một số vấn đề môi trường, tăng cường sự hiểu biết về phúc lợi cho động vật. Nói cách khác, đó là mô hình kinh doanh kiên cường nhưng nhanh nhạy, toàn diện, có trách nhiệm với xã hội, minh bạch, mà vẫn thông minh về mặt tài chính.
Tham vọng sắp tới của ông là xuất khẩu sang thị trường châu Âu, có nghĩa là sản phẩm sẽ phải đáp ứng được các yêu cầu nghiêm ngặt về kiểm soát chất lượng và khả năng truy xuất nguồn gốc sản phẩm.
Mặc dù bận rộn kinh doanh, David vẫn dành tình yêu cho giáo dục, cũng chính là lí do đưa ông đến với Việt Nam năm 2004. Ông vẫn đi dạy ở trường Hải quan Việt Nam, và thỉnh giảng ở một số trường đại học ở Hà Nội.
Làm việc hiệu quả cũng cho ông có thêm thời gian tận hưởng cuộc sống ở Trúc Bạch (Tây Hồ, Hà Nội), thưởng thức món ăn mới, gặp bạn thân, hay chỉ đơn giản là nấu một bữa ngon. Ông cũng thích đi dạo hoặc đi xe đạp để chìm đắm vào không gian phố xá một cách chậm rãi hơn.