Đại sứ quán Australia
Việt Nam

091215NuclearWeaponFreeWorld

Công bố Báo cáo về “Tiến tới một Thế giới Phi Hạt nhân” ở Tokyo

Tokyo, Nhật Bản ngày 15 tháng 12 năm 2009

Hôm nay, báo cáo của Uỷ ban Quốc tế về vấn đề Chống phổ biến và Giải trừ vũ khí hạt nhân, “Xoá bỏ những mối đe dọa Hạt nhân: Một chương trình nghị sự mang tính hành động cho những nhà hoạch định chính sách toàn cầu”, đã được đồng Chủ tịch Uỷ ban, hai cựu Bộ trưởng Ngoại giao Gareth Evans và Yoriko Kawaguchi trình lên Thủ tướng Australia Kevin Rudd và Thủ tướng Nhật Bản Yukio Hatoyama tại một buổi lễ tại nhà riêng của Thủ tướng Nhật Bản.

Toàn văn báo cáo hiện có trên trang web www.icnnd.org.

Bản báo cáo dài 230 trang mang tính toàn diện nhất trong lĩnh vực này là kết quả thống nhất của một nhóm uỷ viên toàn cầu gồm 15 người, với sự ủng hộ của ban cố vấn cấp cao quốc tế và hệ thống các trung tâm nghiên cứu toàn cầu, những người đã đóng góp những hiểu biết về chính sách và chuyên môn, kinh nghiệm về chính trị và chiến lược cho việc tranh luận và tư vấn.

Những phân tích tỉ mỉ, những gợi ý sắc bén về chính sách, và các vấn đề thiết thực cho chương trình nghị sự trong ngắn hạn và trung hạn đã đề cập rất nhiều các vấn đề liên quan đến chống phổ biến, giải trừ vũ khí hạt nhân và những cách sử dụng năng lượng hạt nhân cho mục đích hòa bình, một vấn đề khiến các nhà hoạch định chính sách hiện đau đầu trong bối cảnh sắp diễn ra Hội thảo xem xét lại việc chống phổ biến hạt nhân vào năm 2010 và cả sau đó nữa.

Với việc Mỹ và Nga đang dẫn đầu trong việc cam kết một cách nghiêm túc các biện pháp giải trừ quân bị, một cơ hội mới được mở ra – lần đầu tiên sau hậu Thế chiến lần thứ 2 và hậu Chiến tranh lạnh – để tạm dừng lại và xem xét vấn đề vũ khí hạt nhân một lần và cho tất cả các nước. Báo cáo đã miêu tả không cường điều mà đầy đủ chi tiết về những gì mà các nhà hoạch định chính sách cần và làm thế nào để nắm bắt được cơ hội nói trên.

Quan điểm đầu tiên được nêu trong báo cáo là hạt nhân không nên tồn tại. Vũ khí hạt nhân chỉ được phát minh ra để phá huỷ cuộc sống của toàn bộ nhân loại trên hành tinh này và các kho chứa vũ khí hạt nhân hiện nay còn có thể tạo ra những điều khủng khiếp gấp nhiều lần như thế. Bất chấp mọi sự tin tưởng, một khi loại vũ khí này tồn tại, thì ai dám chắc không có một ngày nào đó, chúng sẽ được sử dụng một cách tình cờ, một cách thiếu tính toán hoặc với thiết kế sai lệch. Vấn đề về vũ khí hạt nhân cũng nghiêm trọng như vấn đề biến đổi khí hậu – và khả năng gây ảnh hưởng tức thời của nó thì còn nghiêm trọng hơn.

Báo cáo này đánh giá chi tiết và rõ ràng rằng họ rất quan ngại tới các nguy cơ và hiểm hoạ có thể xảy ra nếu không thể thuyết phục được các quốc gia đang trang bị hạt nhân huỷ bỏ vũ khí hạt nhân; ngăn chặn các quốc gia mới không trang bị loại vũ trang này và chặn đứng các tổ chức khủng bố khỏi việc sử dụng chúng, đồng thời thúc đẩy mở rộng nhanh chóng năng lượng hạt nhân dân sinh.

Một số khuyến nghị quan trọng nhất trong số 76 khuyến nghị của báo cáo này là:

• Đặt ra mục tiêu trung hạn có tên “điểm hạn chế” – sẽ đạt được vào năm 2025 – về một thế giới với ít hơn 2,000 tên lửa hạt nhân – giảm hơn 90% số xưởng chế tạo vũ khí hạt nhân so với hiện tại.

• Một gói các kết quả sẽ khuyến nghị tại Hội nghị Đánh giá Hiệp định Chống pổ biến Hạt nhân NPT năm 2010, gồm có tuyên bố 20 điểm về giải trừ quân bị, những phương pháp chống phổ biến vũ khí hạt nhân mới, và đề nghị một cách tiếp cận liên quan tới khu vực phi vũ khí huỷ diệt hang loạt tại Trung Đông.

• Đưa ra yêu cầu khẩn đối với các quốc gia có trang bị hạt nhân buộc họ phải định nghĩa lại chủ nghĩa hạt nhân của mình nhằm giới hạn ảnh hưởng của vũ khí hạt nhân và đảm bảo chắc chắn rằng chúng không được sử dụng để chống lại các quốc gia phi hạt nhân, và phải tính tới các hình thức ngăn chặn khác.

• Ủng hộ việc phát triển hơn nữa năng lượng hạt nhân dân sinh, vì mục đích an toàn, an ninh và vì các biện pháp đảm bảo an ninh, và chú ý nhiều hơn nữa tới công nghệ chống phổ biến vũ khí hạt nhân; và vận động các quốc gia không thiết lập thêm các thiết bị tái tạo hoặc hoặc nâng cấp vũ khí hạt nhân.

• Ủng hộ mạnh mẽ việc tiếp tục phi hợp pháp hoá vũ khí hạt nhân, tiến tới thành tựu tối đa là một một thế giới phi vũ khí hạt nhân, trong khi ghi nhận những điều kiện khó khăn cần phải giải quyết trước khi đạt được mức phi hạt nhân từ mức giảm thiểu vũ khí hạt nhân.