Đại sứ quán Australia
Việt Nam

MR081016TradeMinisterSpeech

THÔNG CÁO BÁO CHÍ

THÔNG CÁO BÁO CHÍ:  HỢP TÁC PHÁT TRIỂN  
16 tháng 10 năm 2008   

Giúp đỡ các nước phát triển hưởng lợi ích của Thương mại

Australia – Bài phát biểu của Ông Simon Crean, Bộ trưởng thương mại Australia

Tại thời điểm nền tài chính toàn cầu đang bất ổn, việc củng cố hệ thống thương mại quốc tế là rất quan trọng. Các nước có thể bị buộc phải quay về với các biện pháp bảo hộ và vì thế đòi hỏi phải có sự lãnh đạo sáng suốt để thực hiện cải cách thương mại.

Các thành viên thuộc Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) giờ đây, trong các nỗ lực của mình, rõ ràng là phải lựa chọn việc kết thúc Vòng đàm phán Doha về thương mại thế giới. Chúng ta có thể đứng bên lề và đưa ra lý do không thể kết thúc vòng đàm phán tại thời điểm này do bất ổn kinh tế. Hoặc chúng ta nổ lực hơn nữa để đảm bảo rằng WTO sẽ có những đóng góp tích cực và đúng lúc để tăng cường sự vững chắc của nền kinh tế toàn cầu.

Tôi tin chắc rằng chúng ta phải chọn giải pháp thứ hai.

Một thỏa thuận Doha sẽ tạo ra một động lực lớn cho các thị trường trên thế giới. Việc xóa bỏ những lệch lạc trong thương mại nông nghiệp sẽ trực tiếp mang lại lợi ích cho các nước đang phát triển và ngành thương mại dịch vụ cũng sẽ được dễ dàng hơn. Nếu vòng đàm phán Doha đạt được kết quả dựa trên những luận điểm được đặt ra từ hồi đầu năm thì những nước đang phát triển là những nước được hưởng lợi nhiều nhất. Việc đó sẽ giúp tiết kiệm được một phần ba chi phí của việc đối mới chính sách thuế và lợi nhuận sẽ thăng lên hai phần ba.

Đã đến lúc WTO phải chứng minh vai trò của mình.

Tại Australia, chính sách thương mại được dựa trên 2 yếu tố quan trọng là cải thiện việc tiếp cận thị trường cho việc xuất khẩu và cải cách cơ cấu nội địa để tăng tính cạnh tranh quốc tế. Australia sẽ không thể thực hiện được tự do hoá thương mại ở hầu hết các thị trường nước ngoài nếu nền kinh tế của nó không mang tính cạnh tranh và hiệu quả.

Những nước đang phát triển cũng gặp phải những thách thức như vậy. Chúng ta không thể chỉ đơn giản thúc giục các nước đang phát triển tăng cường việc thay đổi cơ cấu mà không giúp họ có được khả năng để làm việc đó.

Chính phủ của ông Rudd đã đưa ra xem xét việc tăng nguồn hỗ trợ phát triển của Australia lên 0,5% tổng thu nhập quốc dân vào năm 2015. Chúng tôi đã có những khoản chi cho mục đích này trong ngân sách cho năm nay.

Cũng giống như những nhà tài trợ quốc tế khác, Australia hỗ trợ theo các tiêu chí lớn về thương mại. Đó là hỗ trợ xây dựng thể chế cho các nước đang phát triển, cũng như các biện pháp hỗ trợ trực tiếp nhằm tăng cường tính cạnh tranh của nền kinh tế các nước này.

Việc hỗ trợ nâng cao năng lực đã được thực hiện tại các nước lân cận của chúng tôi, nơi mà chính phủ của ông Rdd đã thể hiện cam kết trong việc thúc đẩy sự ổn định, phát triển và thịnh vượng trong mối quan hệ với các nước trong vùng Thái Bình Dương.

Hồ sơ xin tài trợ (bằng tiếng Anh) cần gửi đến địa chỉ dưới đây trước thứ hai, ngày 03/11:

Tại Diễn đàn các đảo vùng Thái Bình Dương gần đây ở Niue, các nhà lãnh đạo đã đồng ý rằng thúc đẩy hội nhập kinh tế sẽ là ưu tiên của khu vực. Các nhà lãnh đạo cũng đã đồng ý đàm phán về cơ cấu nền kinh tế khu vực, được gọi là PACER Plus vào Diễn đàn của các nhà lãnh đạo năm 2009.

Australia mong muốn hố trợ các nước khu vực Thái Bình Dương tham gia tích cực hơn nữa vào nên kinh tế khu vực nhưng bằng cách giúp họ tận dụng cơ hội tiếp cận thị trường lớn hơn. Chúng tôi sẽ hợp tác với các nước láng giềng khác trong khu vực Thái Bình Dương để nâng cao mạnh mẽ năng lực của họ trong thương mại khu vực cũng như ngoài khu vực. Chúng tôi cam kết tài trợ các sáng kiến về giáo dục và đào tạo trọng khu vực mà cụ thể là gần đây chúng tôi đã công bố Chương trình Thí điểm về thuê Công nhân theo Thời vụ tại Khu vực Thái Bình Dương. Chương trình với mục đích kết hợp giữa việc di chuyển lao động trong khu vực với việc nâng cao kỹ năng của công nhân này là một phần của hoạt động nâng cao năng lực thương mại nói chung.

Cải cách thương mại và hỗ trợ phát triển là hai hợp phần không thể tách rời trong những nỗ lực của chúng tôi nhằm giúp nền kinh tế toàn cầu phát triển mạnh mẽ và công bằng hơn nữa. Chúng tôi cần một phương pháp tiếp cân đúng đắn nhằm xây dựng năng lực cho các nước đang phát triển để giúp họ được hưởng nhiều lợi ích nhất khi tham gia rộng rãi hơn vào hệ thống thương mại toàn cầu.

Australia đã sẵn sàng hỗ trợ, thông qua tài trợ các nỗ lực thương mại và thông qua việc vận động cho một môi trường thương mại công bằng hơn trên thế giới, để các nước phát triển có thể có được những lợi ích cao nhất khi tham gia thương mại quốc tế.

Bằng cách hợp tác cùng nhau thông qua chính sách thương mại và tài trợ rạch ròi, chúng tôi sẽ giúp tăng cường sức mạnh của các nước nghèo trên thế giới thông qua phát triển kinh tế bền vững.

Phiên bản đầy đủ của bài phát biểu này có thể tìm thấy tại : http://www.trademinister.gov.au