Đại sứ quán Australia
Việt Nam

Tom Calma - Hiệu trưởng Đại học Canberra từ năm 2014; Tham tán giáo dục và đào tạo, Đại sứ quán Úc tại Hà Nội, từ 1998 - 01/2002

 

Tom Calma

Hiệu trưởng Đại học Canberra từ năm 2014; Tham tán giáo dục và đào tạo, Đại sứ quán Úc tại Hà Nội, từ 1998 - 01/2002

 

"Tôi vô cùng tự hào vì đã đóng góp được một phần nhỏ trong khoảng thời gian ít ỏi khi tôi ở Việt Nam, nhưng thực tế là tôi đã học hỏi được nhiều hơn là dạy học."

 

Vào đầu những năm 1990, lứa sinh viên Việt Nam đầu tiên đi du học tại Úc rồi trở về nước. Do vậy, khi Tom Calma lần đầu đến Việt Nam vào năm 1998."Tôi nhận thấy giá trị trong nhiều khía cạnh như các công ty giáo dục cũng như các cựu sinh viên, và vai trò mà cựu sinh viên có thể đảm nhiệm. Tôi đã làm việc với nhiều bạn tại Việt Nam để khôi phục lại nhóm cựu sinh viên Việt Nam.

"Chúng tôi thúc đẩy và phát triển Câu lạc bộ Cựu du học sinh Việt Nam tại Australia (VGAC). Nhưng chúng tôi làm khác đi so với các câu lạc bộ cựu sinh viên khác trên thế giới, đó là thay vì chỉ tập hợp cựu sinh viên của một trường đại học, chúng tôi đã tạo ra một nhóm cựu sinh viên cho tất cả các trường đại học" - Tom nói. Bởi vậy, bất kỳ ai đã học tập tại Úc và sau đó trở về đều trở thành thành viên của VGAC.

Tom bắt đầu tổ chức các sự kiện hàng năm, trong đó ông kêu gọi các trường đại học ở Úc đóng góp tài chính để câu lạc bộ có thể tổ chức hoạt động chính thức. Họ bắt đầu từ Hà Nội và sau đó mở rộng câu lạc bộ tới Đà Nẵng và khắp Việt Nam. Và như chúng ta đã biết, các cựu du học sinh Úc đã đóng vai trò là một cầu nối giữa hai quốc gia trong mọi lĩnh vực. VGCA "vẫn được công nhận là một nhóm cựu sinh viên rất xuất sắc... tôi cảm thấy rất tự hào về điều đó" - Tom nói.

Với sự hỗ trợ từ Đại sứ Michael Mann, Tom Calma và nhân viên cũng đã cần mẫn làm việc với các bộ ngành ở Việt Nam để khuyến khích họ hình thành những mối quan hệ đối tác tốt hơn nữa với các tổ chức của Úc muốn hoạt động tại Việt Nam.

Tom và nhân viên của ông nhận được lời mời thực hiện một nghiên cứu về tính khả thi để mở chi nhanh trường RMIT tại Việt Nam. Chuck Fenney (tại thời điểm đó là một nhà từ thiện ở Hoa Kỳ) đã chia sẻ tầm nhìn của RMIT và tài trợ cho việc thành lập một cơ sở tại Thành phố Hồ Chí Minh, và chi nhánh này hiện nay đã phát triển rộng khắp Việt Nam.

"Chúng tôi rất thích làm việc tại Việt Nam và muốn kiến tạo cơ hội khi chúng tôi có thể" - Tom nói. "Điều đã đưa các tổ chức từ Úc đến làm việc và hiểu về lĩnh vực giáo dục tại Việt Nam và đảm bảo rằng họ tôn trọng văn hóa và con người. Và khi sinh viên đến Úc, họ được hỗ trợ rất nhiều. Vậy nên, đây là một mối quan hệ tốt đẹp".

Không chỉ dành cả nhiệm kỳ để thúc đẩy hợp tác giáo dục giữa Úc và Việt Nam, mà Tom còn nuôi dưỡng những tình cảm sâu sắc đối với đất nước này. "Tôi nói về Việt Nam với một tình cảm và tình yêu lớn dành cho những con người mà chúng tôi đã gặp nơi đó..."

Là người bản địa Úc, ông tìm thấy nhiều điểm tương đồng giữa hai quốc gia với sự đa dạng dân tộc và văn hóa ở Việt Nam. Ông cũng nhận thấy rằng việc hiểu văn hóa và lịch sử của Việt Nam là rất quan trọng.

"Đó thực sự đã là một cơ hội tuyệt vời để gia đình tôi trải nghiệm một nền văn hóa khác. Và tôi phải nói rằng chúng tôi đã nhận được sự chào đón nồng hậu từ cả người dân Việt Nam và nhân viên tại Đại sứ quán" - Tom nói.

Trong thời gian ngắn ngủi ở Việt Nam, Tom đã chứng kiến những thay đổi lớn lao diễn ra như việc Việt Nam gia nhập WTO hay các cải cách trong lĩnh vực thương mại... "Đó là một khoảng thời gian khá hứng khởi với một sự quan tâm mãnh liệt muốn tìm hiểu về cách những khu vực khác trên thế giới vận hành, nhưng không nhằm làm tổn hại đến giá trị, lối sống và văn hóa của Việt Nam".

Kể từ ngày rời Việt Nam, Tom luôn cố gắng duy trì mối liên hệ với đất nước này. Ông thường được mời tham dự các sự kiện tại Đại sứ quán Việt Nam tại Canberra. Ông có hàng trăm sinh viên tới từ Việt Nam đang theo học tại Đại học Canberra, những nhân tố mà ông tin rằng sẽ đóng vai trò là mối liên kết mạnh mẽ giữa hai quốc gia.