Đại sứ quán Australia
Việt Nam

Rob Gordon - Giám đốc điều hành (mới nghỉ hưu) của SunRice Vietnam

 

Rob Gordon

Giám đốc điều hành (mới nghỉ hưu) của SunRice Vietnam

 

“Tôi nghĩ rằng việc chúng tôi có tác động tới cuộc sống của nhiều cư dân tại nông thôn Việt Nam, và hy vọng đã mang lại lợi ích cho họ và gia đình, đây có lẽ là điều khiến tôi tự hào nhất." 

 

“Khi nghĩ về những tương tác của mình với Việt Nam, một trong những từ đầu tiên mà tôi muốn nhắc tới là “khởi nghiệp” (entrepreneurial) – theo Rob Gordon.  

Rob coi Việt Nam là một quốc gia đầy tiềm năng: Việt Nam có dân số rất trẻ, tốc độ tăng trưởng GDP cao và có chiến lược ưu tiên đưa nông dân thoát khỏi mô hình nông nghiệp tự cung tự cấp, tiến tới học hỏi và cải thiện cuộc sống thông qua đầu tư vào công nghệ hiện đại  Ông cũng nhấn mạnh “sự nồng hậu lớn lao giữa Australia và Việt Nam”, điều được thể hiện rất rõ trong mọi tương tác và đã mở ra cơ hội cho các doanh nghiệp Australia tại Việt Nam. 

SunRice chính là một doanh nghiệp như vậy. Công ty này đã giao thương gạo với Việt Nam từ khoảng năm 2012 nhưng giai đoạn đầu này, họ chỉ giao dịch với thương lái và chưa hề tham gia vào chuỗi cung ứng nào.. Mọi chuyện chỉ thực sự bắt đầu vào năm 2016, khi Úc đối mặt với hạn hán và SunRice cần tìm nguồn cung gạo thay thế đáp ứng cho các thị trường trên thế giới. Và Việt Nam là nơi lý tưởng để họ xây dựng chuỗi cung ứng của riêng mình. 

Rob vẫn nhớ chuyến thăm của Phó Thủ tướng Việt Nam đến Sydney cùng phái đoàn thương mại, kêu gọi đầu tư nhằm nâng cao thu nhập cho người nông dân và tìm cách để nâng tầm thương hiệu gạo Việt Nam. 

“Vậy là, chúng tôi đã cầm lái,” – Rob nói. “Chúng tôi nghĩ đây là cơ hội lý tưởng để bắt đầu xây dựng sự hiện diện trong chuỗi cung ứng.”. 

Năm 2018, SunRice mua lại một nhà máy chế biến gạo đã ngưng hoạt động ở tỉnh Đồng Tháp - tại đây chính quyền tỉnh vô cùng hiếu khách, rất thiết thực và mong muốn thu hút đầu tư.  

SunRice đã cho xây dựng lại nhà máy và, mở rộng xuất khẩu gạo sang các thị trường như Hàn Quốc và Châu Âu. Nhà máy là một thành công về mặt tài chính ngay từ những ngày đầu tiên và hiện có hơn 100 nhân công đang làm việc tại đây. 

SunRice cũng hợp tác với các cơ sở giáo dục và chính phủ Việt Nam để đào tạo nông dân trồng được giống lúa tốt nhất một cách tối ưu nhất cũng như tránh sử dụng quá nhiều hóa chất, giúp sản phẩm đạt đủ điều kiện xuất khẩu một cách hiệu quả. SunRice cũng đưa vào sản xuất giống gạo Japonica mới và áp dụng phương pháp canh tác ít phát thải carbon. Cách làm này cũng phù hợp với quan tâm của chính phủ Việt Nam về việc sản xuất gạo có giá trị cao đồng thời giảm dấu vết carbon ở khu vực sông Mê Kông. 

“Chúng tôi đã thực hiện lời cam kết của mình, đó là kết nối các hộ nông dân nhỏ lẻ với thị trường có giá trị cao, mang dấu ấn thương hiệu của chúng tôi," Rob chia sẻ.“Chúng tôi đã gây dựng được mức độ tin cậy đáng kể với các chủ hộ nhỏ lẻ trong khu vực sông Mê Kông”. 

Rob nhấn mạnh rằng chính phủ Việt Nam đã có cam kết quan trọng hướng tới một mục tiêu đạt phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050, trong đó bao gồm giảm lượng phát thải carbon trong quá trình trồng lúa. SunRice sở hữu nhiều công nghệ giúp thay đổi phương pháp canh tác nhằm giảm tới 60% lượng phát thải carbon trong quá trình sản xuất gạo. Công ty sẽ chuyển giao phương pháp canh tác lúa ít carbon này tới các hộ sản xuất nhỏ mà họ đang cùng hợp tác tại đồng bằng sông Cửu Long. Rob coi dự án canh tác lúa ít carbon là một nỗ lực xứng đáng, có khả năng tác động đến thế hệ tương lai và tạo ra sự khác biệt trong cuộc sống của rất nhiều người. 

Nhìn chung, ông nói, “việc chúng tôi đã chạm tới cuộc sống của một số người dân ở vùng nông thôn Việt Nam và hy vọng mang lại một số lợi ích cho họ và gia đình họ, có lẽ là điều tôi tự hào nhất.”