Đại sứ quán Australia
Việt Nam

Raymond Mallon - Nhà kinh tế học nghỉ hưu và làm việc bán thời gian

 

Raymond Mallon

Nhà kinh tế học nghỉ hưu và làm việc bán thời gian, cựu cố vấn rượu, đang làm việc và sinh sống tại Việt Nam 

 

“Các nhà hoạch định chính sách cảm kích khi được nghe chia sẻ từ những kinh nghiệm cải cách kinh tế của Úc. Úc được biết đến với cách tiếp cận thực tế hơn là dựa vào lý thuyết để đạt được những mục tiêu phát triển. Họ đánh giá cao những phân tích của Úc nhằm tìm ra mức độ và cách phân bố chi phí và lợi ích của cải cách.”

 

Raymond Mallon đến Việt Nam lần đầu tiên vào năm 1988 với tư cách là chuyên gia kinh tế quốc gia cho Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB). Đây là kết quả của "một niềm say mê với Đông Nam Á nói chung, và Việt Nam nói riêng, từ tuổi thơ lớn lên tại trang trại cừu của ông". Ở trường đại học, ông kết bạn với những người bạn tốt đến từ Đông Nam Á và được biết nhiều hơn về vùng đất, con người là ẩm thực nơi đây. Không lâu sau khi tốt nghiệp, ông hào hứng nhận một vị trí ở Úc có làm việc với Đông Nam Á, và sau này chuyển đến làm việc tại Ma-ni-la với tư cách chuyên gia kinh tế quốc gia cho Lào và Việt Nam tại ADB. 

Trong thời gian làm việc tại ADB, Ray được thuyên chuyển đảm nhận vị trí Chuyên gia kinh tế thường trú thuộc Chương trình Phát triển của Liên Hợp Quốc (UNDP) tại Việt Nam. Có tình cảm với Việt Nam, và bà Trinh vợ tương lai của mình, ông nhận lời về làm Cố vấn Kinh tế cho Ngân hàng Thế giới, tư vấn Ủy ban Kế hoạch Nhà Nước. Từ năm 1995, ông là cố vấn kinh tế tự do, làm việc cùng nhiều đối tác Việt Nam và quốc tế. Bà Trinh, vợ của ông, và các đối tác mở một vài nhà hàng (Lá Lúa và Dã Liên) và Ray có thêm chức “cố vấn rượu” trong lý lịch của mình. Những nhà hàng này, là địa điểm tổ chức nhiều sự kiện Úc, tạo cơ hội giởi thiệu rượu và nhiều mặt hàng của Úc đến Việt Nam. Ray mối quan hệ thân thiết với nhiều động nghiệp Việt Nam đến từ Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) và Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Ông cũng làm việc với Bộ Thương mại và Công nghiệp và Liên đoàn Thương Mại và Công Nghiệp Việt Nam (VCCI).  Ông còn làm việc với các Ủy ban Kinh tế của Đảng và Quốc hội trong nhiều dự án được Chính phủ Úc và các cơ quan phát triển khác tài trợ. 

"Úc và Việt Nam có nhiều quan điểm chung về tiềm năng hội nhập kinh tế khu vực và phát triển kinh doanh, cung cấp nền tảng vững chắc trong việc duy trì các hợp tác chính sách.” – Ray nói. 

Chia sẻ về những thay đổi sâu sắc từ những ngày đầu ghé thăm Việt Nam, Ray ghi nhận những thành tựu lớn lao như chương trình xóa đói giảm nghèo nhanh chóng, vượt qua siêu lạm phát, và cải thiện điều kiện sống. Trong lúc ổn định nền kinh tế, khuyến kích cạnh tranh, cho phé đầu tư tư nhân và mở cửa với các thị trường kinh tế và công nghệ thế giới, nền kinh tế đã bùng nổ. “Mục tiêu phát triển kinh tế nào cũng là giảm nghèo và cải thiện điều kiện sống: những thành tựu phát triển kinh tế của Việt Nam thực sự rất ấn tượng.” 

Raymond nhấn mạnh vai trò của Úc trong thời kì đầu của quá trình chuyển đổi kinh tế tại Việt Nam. Khi đó các học giả và nhân viên chính phủ Úc làm việc với các đồng nghiệp Việt Nam về các vấn đề về ổn định kinh tế, đồng thời các công ty Úc trở thành một trong những nhà đầu tư nước ngoài đến từ những nền kinh tế thị trường đầu tiên. Ví dụ như, Telstra và ANZ, đã có những ảnh hưởng lớn lao trong việc hiện đại hóa ngành ngân hàng và viễn thông. Và, sự hỗ trợ sớm của Úc trong việc đào tạo Anh ngữ  đã hỗ trợ rất lớn cho những đối thoại sâu rộng hơn giữa Việt Nam và cộng đồng quốc tế trong các vấn đề phát triển kinh tế. 

“Tôi muốn tin rằng chúng tôi, những nhà tư vấn kinh tế nước ngoài đã đóng góp một phần nhỏ vào tiến trình cải cách của Việt Nam. Nhưng rõ ràng là người Việt đã dẫn dắt và thúc đẩy tiến trình này.” - ông nói. Ông cũng nhấn mạnh rằng Việt Nam không phải lúc nào cũng chấp nhận những tư vấn kinh tế. Thay vào đó, Việt Nam thích ứng chính sách theo thực tế để đạt được những nhu cầu của quốc gia và phản hồi với những kết quả thực tế của từ sự thực nghiêm chính sách. Trải nghiệm cải cách này cũng đã được Ray bàn đến trong cuốn sách được Đại học Quốc gia Úc xuất bản mà ông là đồng tác giả có tựa đề “Vietnam – a transition tiger” (tạm dịch: Việt Nam – một mãnh hổ chuyển mình). 

“Tôi nghĩ rằng Việt Nam rất quan tâm đến việc học hỏi kinh nghiệm từ các nền kinh tế tầm trung, hỗn hợp khác. Úc đặc biệt quan tâm cùng nền kinh tế thị trường cạnh tranh vùng của mình, với hoạt động chính phủ khá tiên phong trong các lĩnh vực như giáo dục, y tế và an sinh xã hội 

Hiện Việt Nam đang dần được biết đến như một quốc gia dẫn đầu về chuỗi giá trị toàn cầu và khu vực. Việt Nam cũng tiên phong tham luận về hội nhập kinh tế khu vực và toàn cầu, đóng vai trò quan trọng trong những thảo luận trong khu vực Đông Nam Á, cũng như giữa Đong Nam Á và các quốc gia láng giềng như Úc, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản và New Zealand. 

“Việt Nam cũng đang chủ động tham gia những buổi thảo luận của Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), đôi lúc dựa trên sự phân tích chung của các cố vấn và nhà nghiên cứu Úc." – Ray nhận định. Ông tin rằng, vẫn còn những cơ hôi để Việt Nam và Úc hợp tác trong các lĩnh vực như quy hoạch đô thi, năng lượng tái tạo, kinh tế số, giáo dục và các dich vụ cho doanh nghiệp mà Úc có ưu thế cạnh tranh. 

Điều mà Raymond đánh giá cao nhất trong mối quan hệ này là sự tin tưởng và tôn trọng lẫn nhau. "Sự tin tưởng, là điều rất quan trọng. Chúng ta thường tham gia vào các cuộc đối thoại về các vấn đề chính sách khó khăn, nơi mà cả hai quốc gia có thể học từ những kinh nghiệm của nhau. Đôi bên có thể tồn tại những góc nhìn khác nhau hoặc đôi khi là những bất đồng trong nhiều vấn đề về chính sách, nhưng tranh luận về những khác biệt này với sự tôn trọng lẫn nhau mang đến những cơ hội để cả hai bên học hỏi lẫn nhau.” Ray nhận thấy mình vui vì các con gái với dòng máu Việt-Úc cũng là những chuyên gia kinh tế rất quan tâm đến sự phát triển kinh tế và những vấn đề về môi trường.